TÌM HIỂU VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU - DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN QUỐC

TÌM HIỂU VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU - DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN QUỐC

TÌM HIỂU VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU - DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN QUỐC

Dịch Vụ Tư Vấn Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

Thành Lập Công Ty
Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu

TÌM HIỂU VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU - DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN QUỐC

Home TÌM HIỂU VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU - DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN QUỐC


VUONGLUAT
 
TÌM HIỂU VỀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM -
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN QUỐC

Cơ sở pháp lý: Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

1. Khái niệm và cũng là điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ (Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019):
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
+ Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

2. Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

+ Độc quyền sử dụng nhãn hiệu: Khi được cấp văn bằng bảo hộ, Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký được sử dụng độc quyền nhãn hiệu đó và được bảo vệ trước pháp luật. Văn bằng bảo hộ có thời hạn liệu lực là 10 năm kể từ ngày cấp và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn với thời hạn là 10 năm. Các đơn vị, cá nhân sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữ được coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ có gắn nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ: Việc gắn nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ lên sản phẩm dịch vụ giúp cho khách hàng tin tưởng, mang đến cảm giác an toàn khi sử dụng cũng như thể hiện việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và mức độ uy tín của nhà cung cấp. Hạn chế tối đa các tình trạng làm giả, làm nhái, hàng kém chất lượng.
+ Khai thác lợi ích thương mại nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ qua các hình thức sau:
* Chủ sở hữu tự khai thác: Chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ để kinh doanh, khai thác, tạo ra lợi nhuận.
* Chuyển nhượng quyền sở hữu: dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
* Chuyển quyền sử dụng hoặc cấp quyền li-xăng (license).
* Nhượng Quyền thương mại.
* Các hình thức khác như: Góp vốn bằng tài sản trí tuệ, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
 
3. Quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019
Quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể là Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài
Tổ chức có thể là: Doanh nghiệp/Công ty, hộ kinh doanh.
Cách thức đăng ký nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân có thể tự đăng ký hoặc thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu.

4. Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhãn hiệu

+ Quyền ưu tiên (tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019): Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu là quyền dành cho tất cả nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ. Tại Việt Nam, người sử dụng nhãn hiệu mà không phải là nhãn hiệu nổi tiếng cần phải nộp đơn sớm để được hưởng quyền ưu tiên. Tại Việt Nam quyền ưu tiên áp dụng theo nguyên tắc ưu tiên đơn nộp đầu tiên. Theo nguyên tắc này trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng/tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.

+ Quyền của Chủ sở hữu nhãn hiệu (Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019): Quyền tài sản: Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu; Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình; Định đoạt nhãn hiệu.

+ Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu (khoản 2 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019): Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền thao hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây (Khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019):

+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giâ tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
+ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
 
II. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TOÀN QUỐC.

Chi phí dịch vụ: Quý Khách hàng/Doanh nghiệp tham khảo
tại đây
Quy trình tư vấn và dịch vụ đăng ký nhãn hiệu toàn quốc tại Vương Luật.

Bước 1: Vương Luật nhận thông tin và tư vấn, tra cứu sơ bộ về nội dung đăng ký, nhóm ngành nghề/dịch vụ mà khách hàng cần đăng ký + Ký hợp đồng dịch vụ.
*Khách hàng cung cấp:
- 02 bản sao Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao y chứng thực) nếu là Công ty/Doanh nghiệp hoặc Hộ Kinh doanh hoặc thông tin cá nhân (đối với chủ sở hữu là cá nhân) kèm theo địa email, số điện thoại và địa chỉ nhận các văn bản phản hồi của Cơ quan có thẩm quyền.
- 01 file nhãn hiệu cần đăng ký (file word/pdf/ảnh).
- Nhóm ngành nghề/Dịch vụ cần đăng ký (Vương Luật tư vấn thêm để khách hàng hiểu rõ).

Bước 2: Tra cứu và Tư vấn khả năng được bảo hộ.
Vương Luật tiến hành tra cứu chuyên sâu, đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Trong quá trình tra cứu nếu nhãn hiệu đạt các điều kiện đăng ký bảo hộ, Vương Luật sẽ tiến hành các thủ tục ở bước tiếp theo. Nếu nhãn hiệu của Quý khách chưa đảm bảo các điều kiện được bảo hộ, Vương Luật sẽ tư vấn quý khách thiết kế lại nhãn hiệu, loại bỏ các yếu tố không đạt điều kiện và tiến hành tra cứu, thực hiện các bước tiếp theo.
Đây là thủ tục quan trọng và cần thiết không thể thiếu trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
 
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký + Thay mặt Khách hàng Nộp hồ sơ và đóng phí.
Với thông tin mà khách hàng cung cấp, Vương Luật hoàn thiện, chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và gửi khách hàng ký xác nhận.
Vương Luật tiến hành nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng đóng phí.

Bước 4: Theo dõi và xử lý các phản hồi của cơ quan có thẩm quyền cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký.
Trong suốt quá trình thẩm định theo quy định của pháp Luật Sở hữu trí tuệ là 1 năm (Thực tế thường từ 16-24 tháng). Các Quyết định và công văn của Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi về địa chỉ khách hàng đã đăng ký và Vương Luật thay mặt khách hàng phản hồi công văn, nộp hồ sơ và giải quyết các vấn đề liên quan cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký.

Tại Vương Luật, chúng tôi luôn tư vấn tận tâm, nắm rõ nhu cầu của khhác hàng để tư vấn, cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết, rõ ràng để khách hàng hiểu hơn về dịch vụ mình cần làm. Chúng tôi luôn.


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VƯƠNG LUẬT

 
LIÊN HỆ VƯƠNG LUẬT ĐỂ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 
 

 Tags:

Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ

Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...

Đang xử lý...

Bài viết khác

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký