ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHẾ BIẾN NƯỚC SỐT - GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHẾ BIẾN NƯỚC SỐT - GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHẾ BIẾN NƯỚC SỐT - GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Dịch Vụ Tư Vấn Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

Thành Lập Công Ty
Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHẾ BIẾN NƯỚC SỐT - GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Home ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHẾ BIẾN NƯỚC SỐT - GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHẾ BIẾN NƯỚC SỐT - GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Trong ẩm thực, sốt hay xốt được hiểu là một loại nước chấm dạng lỏng, hoặc bán đặc, được dùng trực tiếp hoặc chế biến những món ăn khác. Với sự đa dạng của các món ăn, nước xốt cũng được biến hoá, sáng tạo thành rất nhiều loại để phù hợp nhất với từng món ăn, giúp cho hương vị của món ăn thêm ngon. Các loại xốt dùng trực tiếp như: xốt trộn salad: xốt dầu giấm, xốt mù tạt sữa chua, xốt trứng, xốt mè rang,...;xốt dùng để chấm: muối ớt xanh, muối ớt đỏ, xốt me chua cay, xốt mắm đậu phộng, xốt mè xì dầu,...; Các loại xốt dùng để chế biến món ăn như: xốt ướp thịt nướng, xốt ướp thịt xá xíu, xốt thịt kho, xốt gà chiên nước mắm, xốt bò kho,...Ưu điểm chung của các loại xốt là hỗn hợp gia vị được chế biến theo công thức riêng biệt, phù hợp với từng loại món ăn. Các loại Gia vị được kết hợp với nhau theo tỷ lệ phù hợp, khi sử dụng trực tiếp hoặc chế biến món ăn, người nấu không cần phải nêm nếm thêm. Cùng với nhịp sống bận rộn của con người hiện nay, xốt gia vị giúp rút ngắn thời gian nấu nướng, nhanh, tiện lợi, đa dạng món ăn, với tỷ lệ đã được cân chỉnh phù hợp sẽ giúp món ăn đậm đà chuẩn vị. Nước xốt cũng là gia vị vô cùng cần thiết cho các quán ăn, cửa hàng kinh doanh thực phẩm vì tính tiện lợi của chúng. Đối với các cơ sở sản xuất dù là kinh doanh nhỏ lẻ, hay quy mô công nghiệp, việc sản xuất nước sốt cần tuân thủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất nhầm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

 

I. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHẾ BIẾN NƯỚC XỐT

1. Điều kiện về đăng ký kinh doanh

- Chủ thể kinh doanh đăng ký kinh doanh với hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh.

- Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp: Tham khảo Các mã ngành sau: 1079 - Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: sản xuất nước sốt); 4632 - Bán buôn thực phẩm, 4722 - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

2. Điều kiện về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Trừ các trường hợp Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động

a. Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị:

- Cơ sở có kết cấu kiên cố, chắc chắc
- Tường, trần, nền sử dụng chất liệu phù hợp: sika, gạch men, sơn dầu, laphong nhựa...có thể dễ dàng vệ sinh khi cần thiết.
- Quy trình sản xuất phải bố trí theo quy trình một chiều và phân chia khu vực rõ ràng.
- Trang thiết bị phải đáp ứng được mức tối thiểu sản xuất hoàn thiện sản phẩm.

b. Điều kiện con người:

- Con người là yếu tố quan trọng và không thể thiếu nên nhân sự tham gia quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm phải được khám sức khoẻ ATTP theo Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y Tế.
- Nhân sự này cũng nên trang bị kiến thức cơ bản về ATTP trong lĩnh vực mình phụ trách.

c. Điều kiện hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu vật tư:

- Nguyên liệu mua vào để dùng trong sản phẩm phải có Hợp đồng mua bán, Hồ sơ công bố, Hoá đơn mua...
- Bao bì tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải có Hợp đồng mua bán, Hồ sơ công bố, Hoá đơn mua...
- Các kết quả kiểm nghiệm nguồn nước, của bán thành phẩm, thành phẩm...

 

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo nghị định 155/2018/NĐCP).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (Hộ kinh doanh hoặc Công ty)

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Danh sách tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do doanh nghiệp tự thực hiện.

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

***VỀ XÁC NHẬN TẬP HUẤN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM: Do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện và Chủ cơ sở xác nhận và tự chịu trách nhiệm. Việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về  ATTP đã chính thức được bãi bỏ.

Tham khảo thêm quy trình nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay còn gọi là Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm tại đây.

3. Công bố sản phẩm thực phẩm

Tất cả tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi kinh doanh, lưu thông trên thị trường, đối với các sản phẩm sau:

+ Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn

+ Phụ gia thực phẩm

+ Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

+ Dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

+ Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

(Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

Theo đó, nước sốt là sản phẩm thuộc trường hợp phải tự công bố trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Hồ sơ tự công bố gồm:

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị Định 15/2018/NĐ-CP.

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. (Bản chính hoặc bản sao chứng thực).

* Cơ quan có thẩm quyền:

+ Doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh: Nộp tại Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.

+ Doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác: Nộp hồ sơ tại Ban quản lý An toàn thực phẩm (Nếu đã có Ban quản lý An toàn thực phẩm); hoặc nộp tại Chi cục An toàn thực phẩm của địa phương mình.

Xem thêm về quy trình tự công bố thực phẩm tại đây.

4. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Hiện nay. Luật Sở hữu trí tuệ và tất cả các văn bản liên quan tới pháp luật sở hữu trí tuệ khác đều không có bất kỳ quy định nào về việc muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải qua thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc chủ thể kinh doanh có 1 thiết kế logo, nhãn hiệu và sử dụng cho sản phẩm dịch vụ của mình là việc quyêng của họ, việc đăng ký nhãn hiệu là nhằm bảo hộ nhãn hiệu của mình trước các hành vi xâm hại cũng như khẳng định quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu.

Tuy nhiên, không giống như quyền tác giả được phát sinh kể từ ngày tác phẩm được hoàn thành. Quyền sở hữu công nghiệp (trong đó có nhãn hiệu) chỉ được xác lập và phát sinh khi chủ sở hữu đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài ra trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể kiểm tra xem nhãn hiệu của mình sử dụng có tương tự hoặc trùng lặp với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ không, việc này nhằm hạn chế các rủi ro khi đầu tư xây dựng thương hiêu, quảng cáo,...sau đó nhãn hiệu lại không được sử dụng, sản phẩm bị thu hồi, vướng vào các tranh chấp không đáng có.

Thêm nữa là, tuy pháp luật không có quy định về việc bắt buộc sử dụng nhãn hiệu, nhưng khi chủ thể kinh doanh đưa sản phẩm ra thị trường: thực hiện quảng cáo trên các phương tiện như bảng quảng cáo, băng - rôn, TVC quảng cáo thì các cơ quan chuyên môn sẽ yêu cầu về việc chứng minh quyền sở hưu nhãn hiệu; việc đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử thì cũng cần chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu, và cả việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng yêu cầu.

Do vậy, với cơ chế thị trường phát triển như hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc cần thiết, trước tiên là bảo vệ quyền lợi của chủ thể kinh doanh, định hướng lâu dài trong việc phát triển thương hiệu, và nên đăng ký ngay từ bước đầu xây dựng thương hiệu, vì quá trình thẩm định việc đăng ký nhãn hiệu trong thời gian tương đối dài, khoảng 18 tháng hoặc có thể kéo dài hơn.

Tham khảo thêm về quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại đây.

5. Đăng ký mã số mã vạch

Có quy định nào bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?

Pháp luật Việt Nam không có quy định hàng hóa lưu thông trên thị trường phải có mã số mã vạch, như vậy việc đăng ký mã số mã vạch là không bắt buộc, tùy thuộc vào nhu cầu của Doanh nghiệp.

Quyền đăng ký sử dụng mã số mã vạch

Công ty/Hộ Kinh doanh.

Tại sao nên đăng ký mã số mã vạch?

Việc đăng ký mã số mã vạch là không bắt buộc, nhưng hầu hết hàng hóa trên thị trường đều có mã số mã vạch là vì lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch đối với doanh nghiệp là vô cùng to lớn:

 

 

Trên đây là những nội dung, điều kiện các chủ thể kinh doanh có thể tham khảo khi kinh doanh sản xuất sản phẩm nước sốt.

Hiện nay có 02 cách để các chủ thể kinh doanh Xin được Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm: Một là, dựa trên hướng dẫn của Vương Luật ở trên, Các chủ cơ sở kinh doanh chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép. Hai là Các chủ thể kinh doanh sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty chuyên tư vấn về An toàn thực phẩm để việc xin Giấy phép ATTP được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

DỊCH VỤ TƯ VẤN XIN GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM) TRỌN GÓI TẠI VƯƠNG LUẬT:

KẾT QUẢ KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC:

 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 Được tư vấn Xây dựng và chuẩn bị cơ sở vật chất đúng quy định An toàn thực phẩm, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh, phù hợp với Ngân sách của khách hàng.

 Được hướng dẫn tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên theo đúng quy định về an toàn thực phẩm, được cung cấp toàn bộ hồ sơ, bộ câu hỏi tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.

 Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết đảm bảo cho việc hoạt động kinh doanh đúng quy định an toàn thực phẩm và các quy định khác có liên quan như: Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, chi nhánh, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, Hồ sơ tự công bố, đăng ký công bố thực phẩm, Hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, kiểm nghiệm sản phẩm, nguồn nước,...

 Không phải đi lại nhiều lần, sử dụng nhiều dịch vụ hay tốn nhiều lần chi phí. Tại Vương Luật chỉ báo giá trọn gói 1 lần và không phát sinh trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.

 Được cung cấp Dịch vụ chuyên nghiệp, chính xác, tậm tận, nhanh gọn với đội ngũ chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm.

QUY TRÌNH TƯ VẤN XIN GIẤY PHÉP

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VƯƠNG LUẬT:

 

KHÁCH HÀNG CẦN CHUẨN BỊ VÀ CUNG CẤP GÌ?

Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa điểm kinh doanh cần xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giấy khám sức khỏe của ít nhất 02 nhân viên (Theo thông tư 32/2023/TT-BYT).

Hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu đầu vào của thực phẩm kinh doanh tại cơ sở.

 

VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ

ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 Về điều kiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị

- Điều kiện về con người

- Điều kiện về hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu đầu vào

 Về thời gian xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- 15-25 ngày làm việc: thời gian này bao gồm thời gian hoàn thiện cơ sở vật chất, chuẩn bị các điều kiện xin Giấy phép, Nộp hồ sơ, Tiếp đoàn thẩm định và chờ Cấp giấy phép.

 Về thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Hiệu lực của tất cả các loại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là: 03 Năm.
- Sau khi Giấy phép vệ sinh ATTP hết hạn, công ty, hộ kinh doanh phải gia hạn lại giấy phép.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
- Thủ tục gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương tự xin cấp lần đầu. Vì sau 03 năm, cơ sở vật chất của cơ sở không còn đảm bảo nữa nên cơ quan chức năng vẫn xuống thẩm định như quy trình cấp mới.

VỀ CHI PHÍ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ

ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Chi phí là nội dung quan trọng khi khách hàng sử dụng dịch vụ vô cùng quan tâm. Tuy nhiên về quy mô, điều kiện cơ sở vật chất và mức độ hoàn thiện ban đầu về các hồ sơ pháp lý mỗi cơ sở khác nhau, nên Vương Luật luôn mong muốn Quý khách hàng tạo điều kiện cho Vương Luật xuống khảo sát cơ sở vật chất và kiểm tra sơ bộ hồ sơ pháp lý trước khi báo giá, Vương Luật cam kết thiết kế chi phí hợp lý, cạnh tranh, phù hợp với Ngân sách của khách hàng để đảm bảo Xin được Giấy phép an toàn thực phẩm ngay từ lần đầu thẩm định.

 

Tham khảo thêm về Quy định An toàn thực phẩm:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/20122.

- Luật số 28/2018/QH14  sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm 

- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

CÁC DỊCH VỤ KHÁC TẠI VƯƠNG LUẬT

   Tư vấn Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm)

   Dịch vụ sở hữu trí tuệ: Tư vấn Bảo hộ nhãn hiệu, Logo; Kiểu dáng công nghiệp; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Đăng ký quyền tác giả.

   Tư vấn Đăng ký MÃ SỐ MÃ VẠCH, hướng dẫn tạo mã, quản lý và sử dụng.

  Tư vấn Tự Công Bố, Đăng ký Công bố thực phẩm (Thực phẩm thường, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe,...)

   Tư vấn ISO

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VƯƠNG LUẬT

 

 

 Tags:

Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ

Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...

Đang xử lý...

Bài viết khác

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký