NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Dịch Vụ Tư Vấn Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

Thành Lập Công Ty
Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Home NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

NHỮNG TRƯỜNG HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM.

Cơ sở pháp lý: 

Luật An toàn thực phẩm 2010;

Nghị định 155/2018/nđ-cp;

Nghị định 15/2018/nđ-cp;

Nghị định 17/2020/nđ-cp;

Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân theo quy định về an toàn thực phẩm cũng như xin Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm, mục đích thủ tục này không chỉ là xin được giấy chứng nhận mà còn là điều kiện để Hộ kinh doanh, công ty được cơ quan nhà nước chuyên ngành hướng dẫn các quy định về an toàn thực phẩm trước nhằm thực hiện đúng quy định cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên không phải trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào cũng thuộc diện phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (những trường hợp không bắt buộc phải xin Giấy phép vệ sinh An toàn).

Theo quy định tại Điều 12 nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a/ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b/ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c/ Sơ chế nhỏ lẻ;

d/ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ/ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e/ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g/ Nhà hàng trong khách sạn;

h/ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i/  Kinh doanh thức ăn đường phố;

k/ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tuy những trường hợp trên không phải xin Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng. (Khoản 2 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

Cụ thể đối với các trường hợp sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương thì:

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm; 
b) Đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: 
Thực hiện việc gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. 
c) Đối tượng được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: 
Thực hiện việc gửi bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.” 

(Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định 17/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương).

Như vậy đối với các trường hợp sản xuất kinh doanh thực phẩm không thuộc diện phải xin Giấy chứng nhận cơ sở an toàn thực phẩm - thuộc quyền quản lý của Bộ công thương phải gửi bản Cam kết An toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh là SỞ AN TOÀN THƯC PHẨM.

 

MẪU CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM
MẪU CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM - THUỘC QUẢN LÝ BỘ CÔNG THƯƠNG

 

Cụ thể đối với các trường hợp sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì:

Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 22/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, bao gồm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, trừ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
(sau đây gọi tắt là cơ sở).

Phương thức quản lý: Phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua việc tổ chức ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết và xử lý các cơ sở vi phạm cam kết.

Thời hạn ký cam kết: 3 năm/lần

(Theo điều 2, 3 Thông tư Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT)

Như vậy đối với các trường hợp sản xuất kinh doanh thực phẩm không thuộc diện phải xin Giấy chứng nhận cơ sở an toàn thực phẩm - thuộc quyền quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chủ cơ sở phải gửi bản Cam kết An toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh là SỞ AN TOÀN THƯC PHẨM.

CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM - THUỘC QUẢN LÝ BỘ NNPTNT

 

TÌM HIỂU THÊM VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC THỰC HIỆN CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÂY.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢN CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA VƯƠNG LUẬT

 Vương Luật tư vấn quy định, điều kiện, thủ tục làm cam kết AN TOÀN THỰC PHẨM.

Vương Luật soạn hồ sơ, trình ký và thay mặt Cơ sở nộp hồ sơ Cam kết ATTP trong vòng 01 ngày làm việc tại cơ quan có thẩm quyền.

Vương Luật báo giá dịch vụ trọn gói, không phát sinh.

Khách hàng không phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm chi phí.

CÁC DỊCH VỤ KHÁC TẠI VƯƠNG LUẬT

   Tư vấn Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm).

   Thành lập doanh nghiệp trọn gói

   Dịch vụ sở hữu trí tuệ: Tư vấn Bảo hộ nhãn hiệu, Logo; Kiểu dáng công nghiệp; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Đăng ký quyền tác giả.

   Tư vấn Đăng ký MÃ SỐ MÃ VẠCH, hướng dẫn tạo mã, quản lý và sử dụng.

  Tư vấn Tự Công Bố, Đăng ký Công bố thực phẩm (Thực phẩm thường, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe,...)

    Tư vấn ISO

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VƯƠNG LUẬT

 Tags: CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM trường hợp không cần xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ

Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...

Đang xử lý...

Bài viết khác

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký