CÔNG BỐ SẢN PHẨM -
HƯỚNG DẪN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM
Chất lượng của sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, do đó tất cả các sản phẩm thực phẩm đều phải được tiến hành tự công bố sản phẩm theo luật định (bao gồm sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong nước hay hàng nhập khẩu).
CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm quy quản lý nhà nước của bộ y tế.
Dưới đây, Hãy cùng Vương Luật tìm hiểu về thủ tục và quy định về công bố sản phẩm thực phẩm.
I. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM
1. Những sản phẩm phải thực hiện thủ tục TỰ CÔNG BỐ
Tất cả tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi kinh doanh, lưu thông trên thị trường, đối với các sản phẩm sau:
+ Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
+ Phụ gia thực phẩm
+ Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
+ Dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
+ Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
(Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
2. Những sản phẩm được MIỄN TỰ CÔNG BỐ
Các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để:
+ Sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, Không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
+ Phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thị tại thị trường trong nước.
(Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 15/2018).
3. Những sản phẩm phải đăng ký bản công bố thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
+ Phụ gia thực phẩm hỗ hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sự dụng do Bộ Y Tế quy định.
II. QUY TRÌNH TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm
- Trước khi tiến hành công bố sản phẩm, tổ chức/cá nhân kinh doanh cần kiểm nghiệm sản phẩm (Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm là thành phần trong hồ sơ tự công bố sản phẩm), có 02 vấn đề cần lưu ý khi kiểm nghiệm sản phẩm:
1. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải bao gồm các chỉ tiêu an toàn như: chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh vật, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,...Do Bộ y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do doanh nghiệp công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y Tế.
2. Kiểm nghiệm sản phẩm ở Phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Xem danh sách Phòng kiểm nghiệm tại đây.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Thành phần hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị Định 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. (Bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm
Có 02 Phương thức thức nộp hồ tự công bố sản phẩm:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp.
+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
* Số lượng: 01 bộ hồ sơ/sản phẩm bản cứng. 01 bộ hồ sơ lưu lại tại công ty, cơ sở sản xuất.
* Cơ quan có thẩm quyền:
+ Doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh: Nộp tại Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.
+ Doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác: Nộp hồ sơ tại Ban quản lý An toàn thực phẩm (Nếu đã có Ban quản lý An toàn thực phẩm); hoặc nộp tại Chi cục An toàn thực phẩm của địa phương mình.
KẾT QUẢ CỦA HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN:
***HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ HỢP LỆ:
- Thông tin công bố sẽ được đăng tải lên trang điện tử của Cơ quan tiếp nhận tại địa phương: Nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan vầ người tiêu dùng được biết.
***HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ CHƯA HỢP LỆ
- Cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo cho doanh nghiệp được biết để sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ.
***HIỆU LỰC CỦA BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
- Bản tự công bố sản phẩm có hiệu lực khi cơ quan tiếp nhận đăng tải bản tự công bố lên WEBSITE của cơ quan. Doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn sản phẩm của mình
Bước 4: Tự công bố sản phẩm
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) có 03 hình thực để Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm sau:
+ Trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc
+ Trang thông tin điện tử của Doanh nghiệp hoặc
+ Niêm yết công khai tại trụ sở của Tổ chức, cá nhân.
Và đồng thời phải công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì Tổ chức, cá nhận nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
và Doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn sản phẩm của mình.
BỘ HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM MẪU
III. NHỮNG LƯU Ý KHI TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THEO NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP
- Doanh nghiệp cần xác định đúng nhóm sản phẩm thuộc sản phẩm thực hiện tự công bố..
- Thời hạn của Phiếu kiểm nghiệm phải còn trong 12 tháng tính đến ngày hồ sơ được cấp bởi Phòng kiểm nghiệm. Các nội dung: Tên cơ sở, địa chỉ, tên sản phẩm phải trùng khớp với bản tự công bố sản phẩm.
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng Tiếng Việt; Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang Tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, các nhân phải tự công bố lại sản phẩm.
- Trường hợp có sự thay đổi khác (ngoài tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo) Tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất kinh doanh ngay khi gửi thông báo.
- Trường hợp doanh nghiệp có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất 01 sản phẩm, thì doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan chức năng do doanh nghiệp lựa chọn. Khi đó, các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn.
- Trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất gia công tại địa điểm khác trụ sở chính, Doanh nghiệp nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm đến cơ quan quản lý nơi trụ sở chính.
QUÝ KHÁCH HÀNG/DOANH NGHIỆP LIÊN HỆ VƯƠNG LUẬT
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM
CÁC DỊCH VỤ KHÁC TẠI VƯƠNG LUẬT
Tư vấn Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm).
Thành lập doanh nghiệp trọn gói
Dịch vụ sở hữu trí tuệ: Tư vấn Bảo hộ nhãn hiệu, Logo; Kiểu dáng công nghiệp; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Đăng ký quyền tác giả.
Tư vấn Đăng ký MÃ SỐ MÃ VẠCH, hướng dẫn tạo mã, quản lý và sử dụng.
Tư vấn Tự Công Bố, Đăng ký Công bố thực phẩm (Thực phẩm thường, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe,...)
Tư vấn ISO
Tags: Công bố thực phẩm tự công bố thực phẩm
Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ
Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...