THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI-CHUẨN BỊ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI-CHUẨN BỊ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI-CHUẨN BỊ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

Dịch Vụ Tư Vấn Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

Thành Lập Công Ty
Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu

THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI-CHUẨN BỊ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

Home THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI-CHUẨN BỊ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

VUONG LUAT

 
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY – LƯU Ý CHỦ DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM
 

Ở bài viết này Vương Luật sẽ trình bày khái quát cũng như những lưu ý khi thành lập mới Công ty/Doanh nghiệp và những thủ tục quan trọng, việc cần làm sau khi thành lập công ty.

I. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THÀNH LẬP MỚI CÔNG TY/DOANH NGHIỆP
1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
 
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay có các loại hình doanh nghiệp sau:
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên)
+ Công ty cổ phần
+ Công ty hợp danh


Hiện nay, 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến và thuận lợi cho Quý Khách hàng trong kinh doanh là loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần.
 

2. Tên công ty
 
Sau khi chọn loại hình doanh nghiêp. Quý Doanh nghiệp đặt tên công ty, nếu có định hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh, Doanh nghiệp nên đặt tên chung chung, không nên quá chi tiết, tuy nhiên tuỳ vào mục đích và yêu cầu kinh doanh, doanh nghiệp có thể đặt tên công ty theo mục đích kinh doanh hiện tại (Khi cần vẫn thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp được) và phải tuân thủ các quy định về đặt tên doanh nghiệp (Theo quy định tại Điều 37,38,39 Luật Doanh nghiệp 2020) và tên doanh phải đủ 02 thành tố theo thứ tự sau:
+ Loại hình doanh nghiệp
+ Tên riêng
Ví dụ:
+ Công ty TNHH AN AN (Trong đó Loại hình doanh nghiệp là “Công ty TNHH”, Tên riêng là “AN AN”.

3. Trụ sở Doanh Nghiệp
  • Trụ sở doanh nghiệp là nơi liên lạc của doanh nghiệp tại Việt Nam, được xác định theo đơn vị địa giới hành chính, số điện thoại, số fax và email (nếu có); Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp phải xác định rõ 4 cấp đơn vị hành chính (Cấp 1: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn; Cấp 2: Xã/Phường/Thị trấn; Cấp 3: Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh; Cấp 4: Tỉnh/Thành phố).
  • Trụ sở công ty có thể là: nhà ở, nhà thuê, văn phòng cho thuê,... theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành phần hồ sơ không yêu cầu chứng minh quyền sở hữu/Quyền sử dụng trụ sở kinh doanh nhưng Doanh nghiệp phải cam kết địa chỉ trụ sở thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng của mình để đăng ký làm trụ sở và nên có giấy tờ pháp lý chứng minh trong trường hợp có thanh tra, kiểm tra.
  • Trụ sở doanh nghiệp không được đặt ở căn  hộ chung cư hoặc nhà tập thể (dùng để ở) để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự và lợi ích sinh hoạt của hộ dân.
  • Trụ sở doanh nghiệp được đặt ở căn hộ được sử dụng với mục đích thương mại như: căn hộ shophouse, căn hộ văn phòng, kiosk thương mại tại các căn hộ chung cư,…khi đặt trụ sở doanh nghiệp ở các vị trí trên, khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần đính kèm một trong các giấy tờ sau:
+ Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện) có ghi chi tiết trụ sở mà doanh nghiệp đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
+ Giấy xác nhận của Chủ đầu tư dự án về việc địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
+ Giấy xác nhận của Ban Quản trị chung cư về việc địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư (đính kèm bản sao hợp lệ Quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường/quận/huyện).
+ Hợp đồng chuyển nhượng có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
+ Hợp đồng thuê trụ sở có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư (giữa Chủ đầu tư với bên thuê).
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư”.

4. Ngành, nghề kinh doanh
 
+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Quý Khách hàng/Doanh nghiệp có thể tham khảo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam tại đây.
+ Đối với ngành nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi đủ điều kiện theo quy định:
  • Những ngành nghề có điều kiện về vốn.
  • Những ngành nghề có điều kiện về cơ sở vật chất.
 
5. Vốn điều lệ
Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập donah nghiệp mà tuỳ vào khả năng kinh tế của thanh viên công ty, mục đích hoạt động và nhu cầu thực tế của công ty để quyết định mức vốn điều lệ cụ thể.

6. Số lượng lao động dự kiến: Tuỳ vào nhu cầu, hoạt động của doanh nghiệp mầ dự kiến số lượng lao động phù hợp.
 
7. Thông tin giấy tờ pháp lý của Đại diện pháp luật, thành viên hoặc chủ doanh nghiệp.
 
 
II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
 
Cơ quan có thẩm quyền xử lý và cấp giấp phép đăng ký thành lập doanh nghiệp: Cơ quan đăng ký kinh doanh trự thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Tỉnh.
1. Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có yêu cầu về thành phần hồ sơ khác nhau.
Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, Quý Doanh nghiệp có thể tham khảo thành phần hồ sơ dưới đây:
Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp năm 2020, Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.
a/ Doanh nghiệp tư nhân
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đối với chủ doanh nghiệp.
b/ Công ty hợp danh
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhận đối với thành viên
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
c/ Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

d/ Công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

 

2. Trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp
 
III. THỦ TỤC, CÔNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
  • Khắc dấu
  • Treo biển tên
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Mua chữ ký số điện tử, hoá đơn điện tử và đăng ký tài khoản thuế điện tử. đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Đến cơ quan thuế khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử.
  • Nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp lệ phí môn bài (doanh nghiệp thành lập mới được miễn lệ phí môn bài từ ngày,…)
  • Thực hiện các báo cáo thuế, làm sổ sách hàng tháng, quý, năm,.
  • Đăng ký mã đơn vị, tham giao bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu có phát sinh nhân sự.
  • Xây dựng và đăng ký thang bảng lương với cơ quan nhà nước quản lý (đối với doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên).
  • Xây dựng nội quy công ty.
 
HÌNH ẢNH MINH HỌA - BỘ DẤU SAU THÀNH LẬP DN
HÌNH ẢNH MINH HỌA

IV. DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRỌN GÓI TẠI VƯƠNG LUẬT

Hiện nay có 02 cách để Quý khách hàng thành lập doanh nghiệp cũng như thực hiện đăng ký doanh nghiệp là:

+ Quý khách hàng tự chuẩn bị hồ sơ (tùy theo nghiệp vụ ĐKKD cần thực hiện) và thực hiện nộp trực tiếp hoặc đăng ký nộp qua mạng (trường hợp nộp qua mạng cần có tài khoản đăng ký doanh nghiệp). Ngoài ra việc nộp hồ sơ trực tiếp hay qua mạng mà người nộp không phải là Đại diện pháp luật của Công ty thì cần chuẩn bị thêm Giây Ủy quyền cho người thực hiện nộp hồ sơ.

+ Quý khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại các công ty cung cấp dịch vụ này. Vương Luật là một trong những Công ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và trách nhiệm.

***Khi sử dụng dịch vụ tại Vương Luật.

- Vương Luật sẽ tư vấn về loại hình doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của Khách hàng, các điều kiện thành lập doanh nghiệp

- Việc soạn và xử lý hồ sơ đã có Vương Luật thực hiện. Vương Luật sẽ soạn hồ sơ và gửi mail cho Quý Khách hàng trong 01 ngày kể từ khi ký hợp đồng. Chúng tôi sẽ đến trụ sợ công ty lấy hồ sơ hoặc khách hàng có thể gửi hồ sơ đã ký qua chuyển phát nhanh cho chúng tôi.

- Quý khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí đi lại: việc nộp và theo dõi hồ sơ và lấy kết quả đã có Vương Luật chịu trách nhiệm, ngoài ra với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết hồ sơ chúng tôi sẽ hoàn tất hồ sơ trong thời gian hợp lý nhất. (Tùy vào dịch vụ sẽ có thời gian hoàn thành khác nhau).

- Vương Luật nhận kết quả tại phòng đăng ký kinh doanh và bàn giao tại trụ sở công ty hoặc địa chỉ mà khách hàng yêu cầu.

***Quý khách hàng cần cung cấp gì.

- Cung cấp CMND/CCCD của người đại diện pháp Luật/Người đứng đầu chi nhánh/ địa điểm kinh doanh (bản sao ý chứng thực không quá 06 tháng) và điền phiếu thu thập thông tin dịch vụ cần thực hiện (Biểu mẫu tại đây).

VƯƠNG LUẬT

Trên đây là toàn bộ các nội dung và quy định tổng quan mà Vương Luât cung cấp từ khi có ý định thành lập doanh nghiệp đến việc hoàn tất các thủ tục và công việc sau khi thành lập doanh nghiệp. Mong là qua bài viết này mang lại nhiều kiến thức bổ ích, cũng như giải đáp nhiều câu hỏi về việc thành lập doanh nghiệp cho Quý Khách hàng/Doanh nghiệp.
 

 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VƯƠNG LUẬT

 

 
  


 

 Tags:

Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ

Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...

Đang xử lý...

Bài viết khác

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký