TÊN CÔNG TY TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM PHẢI LÀM SAO?

TÊN CÔNG TY TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM PHẢI LÀM SAO?

TÊN CÔNG TY TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM PHẢI LÀM SAO?

Dịch Vụ Tư Vấn Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

Thành Lập Công Ty
Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu

TÊN CÔNG TY TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM PHẢI LÀM SAO?

Home TÊN CÔNG TY TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM PHẢI LÀM SAO?

TÊN CÔNG TY TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM PHẢI LÀM SAO?

I. Khái niệm.

1. Tên công ty (Tên doanh nghiệp)

Tên doanh nghiệp gồm Tên Tiếng Việt, Tên bằng  Tiếng nước ngoài và Tên Viết Tắt

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Theo điều 37, 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Theo Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

 

2. Nhãn hiệu và nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Khái niệm:

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ:

>>> theo quy định tại Điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi 2009, 2019) như sau:

Một là, Nhãn hiệu phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới nhiều dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của những yếu tố này và được biểu hiện thông qua một hoặc nhiều màu sắc;

Hai là, Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt rõ ràng giữa hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.

Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm  2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 sửa đổi điều kiện đầu tiên về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu thành: “Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”.

Và Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

II. TÊN CÔNG TY CÓ ĐƯỢC TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ KHÔNG?

1. TÊN CÔNG TY CÓ ĐƯỢC TRÙNG VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ KHÔNG?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

Theo quy định trên thì không có quy định rõ ràng về hành vi đặt tên doanh nghiệp trùng với Nhãn hiệu đã được bảo hộ là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. 

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định cụ thể hơn là: "Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó".

Như vậy, việc đặt tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể ở đây là quyền đối với nhãn hiệu.

Trên thực tế, Đăng ký tên doanh nghiệp và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 02 thủ tục hành chính tại 02 cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Trong đó, Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền xét duyệt việc đăng ký,  thay đổi tên và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu.

Trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đổi tên doanh nghiệp với Tên doanh nghiệp có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ vẫn có khả năng được chấp thuận, do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư không quản lý cơ sở dữ liệu thông tin về văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, cũng như không có quy định về việc Phòng đăng ký kinh doanh phải thực hiện tra cứu nội dung này trong việc xét duyệt tên doanh nghiệp. Vì vậy, không có sự kiểm tra đối chiếu trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Cũng theo quy định tại Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: "Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiêp."

2. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (cụ thể là Nhãn hiệu) KHI ĐẶT TÊN HOẶC ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP

Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Để Tên Doanh nghiệp dự định đặt hạn chế việc bị trùng hoặc tương tự với Nhãn hiệu đã được bảo hộ, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo và tra cứu về thông tin các nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ dưới dây:

IP Viet Nam

NOIP SEARCH (dangkykinhdoanh.gov.vn)

3. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÃN HIỆU

a. Biện pháp ngăn chặn

- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gửi công văn đến Phòng Đăng ký kinh doanh với nội dung:  yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh không chấp nhận những hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tên trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của họ, kèm theo bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

b. Biện pháp xử lý

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản đề nghị đến Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp. Kèm theo văn bản đề nghị của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây:

- Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp người yêu cầu là người được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

(Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp).

4. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (trong trường hợp đặt tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ)

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

+ Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp.

(Theo khoản 4,5 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp).

Trên đây là ý kiến tham khảo, trên thực tế cần xem xét các quy định có liên quan.

TẠI VƯƠNG LUẬT CHÚNG TÔI HỖ TRỢ TRA CỨU TÊN DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ

 

 CÁC DỊCH VỤ KHÁC TẠI VƯƠNG LUẬT

   Tư vấn Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm).

   Thành lập doanh nghiệp trọn gói

   Dịch vụ sở hữu trí tuệ: Tư vấn Bảo hộ nhãn hiệu, Logo; Kiểu dáng công nghiệp; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Đăng ký quyền tác giả.

   Tư vấn Đăng ký MÃ SỐ MÃ VẠCH, hướng dẫn tạo mã, quản lý và sử dụng.

  Tư vấn Tự Công Bố, Đăng ký Công bố thực phẩm (Thực phẩm thường, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe,...)

    Tư vấn ISO

 

 

 

 

 Tags:

Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ

Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...

Đang xử lý...

Bài viết khác

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký