Những thông tin và quy định cần biết về Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm (ATTP)

Những thông tin và quy định cần biết về Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm (ATTP)

Những thông tin và quy định cần biết về Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm (ATTP)

Dịch Vụ Tư Vấn Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

Thành Lập Công Ty
Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu

Những thông tin và quy định cần biết về Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm (ATTP)

Home Những thông tin và quy định cần biết về Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm (ATTP)

I. KHÁI NIỆM VỀ GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (ATTP)
- Là chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thực phẩm; theo các điều kiện được quy định tại Luật An toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh; các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về thực phẩm
- Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng; bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
- Nói cách khác, cơ sở khi sản xuất kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP
- Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì không phải xin giấy phép vệ sin an toàn thực phẩm:
+ Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
+ Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC).
+ Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS).
+ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
+ Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
+ Thực hành sản xuất tốt (GMP).
+ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:
+ Kinh doanh thức ăn đường phố;
+ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
+ Nhà hàng trong khách sạn
+ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
+ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
+ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
+ Sơ chế nhỏ lẻ;
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
+ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;




II. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH ATTP

Các cơ quan sau chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận:


- Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố, Kể từ ngày 01/01/2024 là Sở An Toàn thực phẩm Hồ Chí Minh.
- Bộ Y Tế, Cục hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm (phụ lục II danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

- Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn hoặc Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (phụ lục III danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
- Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương (phụ lục IV danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
- Việc xác định cơ quan cấp giấy chứng nhận attp là rất quan trọng vì sẽ tránh mất thời gian, chi phí khi xác định không đúng. Và thẩm quyền, cơ quan cấp giấy khác nhau tùy mặt hàng mà bạn sản xuất kinh doanh.

III. DOANH NGHIỆP CẦN XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH ATTP VÀO THỜI ĐIỂM NÀO, QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM

- Theo quy định Doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất ngành thực phẩm cần xin giấy phép ATTP trước khi kinh doanh và sản xuất.

- Tại Vương Luật, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách bạn kinh doanh trước khi có giấy thay vì phải đợi giấy phép rồi mới đủ điều kiện kinh doanh.

QUY ĐỊNH về Mức phạt vi phạm về đăng kí giấy vệ sinh an toàn thực phẩm:

Căn cứ Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận vsattp sẽ bị chế tài phạt tiền sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Kèm theo chế tài phạt tiền thì bên sai phạm phải có những Biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào mức độ sai phạm như sau:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm



IV. ĐIỀU KIỆN XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH ATTP



1. Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị:


- Cơ sở có kết cấu kiên cố, chắc chắc
- Tường, trần, nền sử dụng chất liệu phù hợp: sika, gạch men, sơn dầu, laphong nhựa...có thể dễ dàng vệ sinh khi cần thiết.
- Quy trình sản xuất phải bố trí theo quy trình một chiều và phân chia khu vực rõ ràng.
- Trang thiết bị phải đáp ứng được mức tối thiểu sản xuất hoàn thiện sản phẩm.

2. Điều kiện con người:

- Con người là yếu tố quan trọng và không thể thiếu nên nhân sự tham gia quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm phải được khám sức khoẻ ATTP theo Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y Tế.
- Nhân sự này cũng nên trang bị kiến thức cơ bản về ATTP trong lĩnh vực mình phụ trách.

3. Điều kiện hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu vật tư:

- Nguyên liệu mua vào để dùng trong sản phẩm phải có Hợp đồng mua bán, Hồ sơ công bố, Hoá đơn mua...
- Bao bì tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải có Hợp đồng mua bán, Hồ sơ công bố, Hoá đơn mua...
- Các kết quả kiểm nghiệm nguồn nước, của bán thành phẩm, thành phẩm...

V. THỜI GIAN XIN GIẤY PHÉP VÀ HIỆU LỰC CỦA GIẤY PHÉP

VỆ SINH ATTP

1. Thời gian xin giấy phép vệ sinh ATTP


- 15 đến 25 ngày làm việc.

2. Hiệu lực của Giấy phép vệ sinh ATTP

- Hiệu lực của tất cả các loại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là: 03 Năm.
- Sau khi Giấy phép vệ sinh ATTP hết hạn, công ty, hộ kinh doanh phải gia hạn lại giấy phép.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
- Thủ tục gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương tự xin cấp lần đầu. Vì sau 3 năm, cơ sở vật chất của cơ sở không còn đảm bảo nữa nên cơ quan chức năng vẫn xuống thẩm định như quy trình cấp mới.

 

Tham khảo thêm:

Ban Quản lý ATTP (hochiminhcity.gov.vn)

 
 


Quý Khách hàng/Doanh nghiệp cần tư vấn về quy định, cũng như quy trình thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi, tại Vương Luật chúng tôi tư vấn miễn phí và luôn tận tâm hỗ trợ khách hàng.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VƯƠNG LUẬT

 

 Tags:

Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ

Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...

Đang xử lý...

Bài viết khác

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký