CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM - ĐIỀU KIỆN - THỦ TỤC

CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM - ĐIỀU KIỆN - THỦ TỤC

CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM - ĐIỀU KIỆN - THỦ TỤC

Dịch Vụ Tư Vấn Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

Thành Lập Công Ty
Dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu

CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM - ĐIỀU KIỆN - THỦ TỤC

Home CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM - ĐIỀU KIỆN - THỦ TỤC

 

 

QUY TRÌNH - THỦ TỤC - ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM

Cơ sở pháp lý: 

Luật An toàn thực phẩm 2010;

Nghị định 155/2018/nđ-cp;

Nghị định 15/2018/nđ-cp;

Nghị định 17/2020/nđ-cp;

Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT

A. CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM (BẢN CAM KẾT)?

Bản cam kết an toàn thực phẩm là văn bản mà cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống chuyển đến cơ quan có thẩm quyền - và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền - mục đích là dùng để cam kết đảm bảo đã thực hiện đủ và đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, đồng thời cơ sở sẽ chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, trước pháp luật về nội dung cam kết cũng như các sai phạm liên quan.

Bản cam kết là căn cứ để cơ quan quản lý thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, tự phát trong việc thực hiện những quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

B. NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI THỰC HIỆN CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM (BẢN CAM KẾT)?

- Trường hợp phải thực hiện bản cam kết An toàn thực phẩm là: Những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở An toàn thực phẩm Xem thêm tại đây.

a/ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b/ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c/ Sơ chế nhỏ lẻ;

d/ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ/ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e/ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g/ Nhà hàng trong khách sạn;

h/ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i/  Kinh doanh thức ăn đường phố;

C. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM (BẢN CAM KẾT)?

- Cơ sở phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng với loại hình sản xuất kinh doanh. (Khoản 2 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).

***CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng theo quy định.

- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định. Chủ cơ sở phải được khám sức khỏe và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

***ĐỐI CƠ SỞ sản xuất, kinh doanh thực phẩm của ngành Công Thương

1. Cơ sở đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:

- Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại và nguồn gây ô nhiễm;

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và kinh doanh thực phẩm;

- Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm;

- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ, chứa đựng thực phẩm trong việc sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;

- Tuân thủ những quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành đối với người trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm;

- Thu gom và xử lý chất thải theo đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Duy trì những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

2. Cơ sở cam kết thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

*** ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

1. Cơ sở tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, cụ thể:

- Tuân thủ các quy định về ghi nhãn thực phẩm;

- Tuân thủ những điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm quy định tại Điều 18,  Điều 20 Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:

+ Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm và bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng;

+ Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

+ Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi được lưu thông trên thị trường;

+ Nơi bảo quản, phương tiện bảo quản có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn, chính xác và bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

+ Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm,động vật,  côn trùng, bụi bẩn, mùi lạ và tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và những điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu đối với từng loại thực phẩm;

+ Tuân thủ những quy định bảo quản từ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Bảo đảm, duy trì vệ sinh nơi kinh doanh;

- Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn từ tổ chức, cá nhân sản xuất.

2. Cơ sở cam kết thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm quy định.

***ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG (Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010)

1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.

4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

D. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM (BẢN CAM KẾT)?

- Cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh là SỞ AN TOÀN THƯC PHẨM.

- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Theo Điều 8 Thông tư 47/2014/TT-BYT:

Phân cấp quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:

1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý cơ sở có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ.

2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50 - 200 suất ăn/lần phục vụ.

3. Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, nếu cần thiết, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.

E. THỦ TỤC THỰC HIỆN CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM (BẢN CAM KẾT)?

Bước 1: Xác định loại hình sản xuất kinh doanh thực phẩm của cơ sở thuộc trường hợp thực hiên Cam kết an toàn thực phẩm.

Bước 2: Xác định loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương hay Bộ NNPTNT.

Bước 3: Chuẩn bị và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 4: Xác định cơ quan có thẩm quyền xác nhận Cam kết An toàn thực phẩm.

Bước 5: Soạn, hoàn thiện và nộp Bản Cam kết An toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ gồm: 02 bản Cam kết, 02 bản sao y CCCD của chủ cơ sở hoặc Giấy DKKD.

Bước 6: Nhận kết quả xác nhận Cam kết An toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian giải quyết hồ sơ:

  • Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thụ lý, giải quyết hồ sơ trong thời gian khoảng 7 ngày làm việc;
  • Trường hợp cam kết chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có công văn phản hồi.

Lưu ý:

Cơ quan quản lý về An toàn thực phẩm sẽ thanh tra, kiểm tra trong quá trình cơ sở hoạt động vì bản chất của giấy cam kết an toàn thực phẩm là cơ sở tự cam kết và tự chịu trách nhiệm các vấn đề về ATTP.

Bản cam kết an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chỉ có thời hạn 3 năm. Do đó, 6 tháng trước thời điểm bản cam kết hết bạn, chủ cơ sở kinh doanh cần làm thủ tục để xin cấp lại.

 

DỊCH VỤ TƯ VẤN THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢN CAM KẾT AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA VƯƠNG LUẬT

 Vương Luật tư vấn quy định, điều kiện, thủ tục làm cam kết AN TOÀN THỰC PHẨM.

Vương Luật soạn hồ sơ, trình ký và thay mặt Cơ sở nộp hồ sơ Cam kết ATTP trong vòng 01 ngày làm việc tại cơ quan có thẩm quyền.

Vương Luật báo giá dịch vụ trọn gói, không phát sinh.

Khách hàng không phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm chi phí.

CÁC DỊCH VỤ KHÁC TẠI VƯƠNG LUẬT

   Tư vấn Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm).

   Thành lập doanh nghiệp trọn gói

   Dịch vụ sở hữu trí tuệ: Tư vấn Bảo hộ nhãn hiệu, Logo; Kiểu dáng công nghiệp; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Đăng ký quyền tác giả.

   Tư vấn Đăng ký MÃ SỐ MÃ VẠCH, hướng dẫn tạo mã, quản lý và sử dụng.

  Tư vấn Tự Công Bố, Đăng ký Công bố thực phẩm (Thực phẩm thường, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe,...)

    Tư vấn ISO

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VƯƠNG LUẬT

 

 Tags:

Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ

Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...

Đang xử lý...

Bài viết khác

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký