PHẢI TỰ CÔNG BỐ LẠI SẢN PHẨM KHI THAY ĐỔI NHỮNG NỘI DUNG NÀO?
CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm quy quản lý nhà nước của bộ y tế.
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).
1. TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM LÀ GÌ?
Theo các văn bản pháp luật quy định hiện hành về công bố sản phẩm chưa có khái niệm về tự công bố sản phẩm là gì, tuy nhiên dựa trên quy định về thành phần hồ sơ, thủ tục công bố chúng ta có thể hiểu tự công bố sản phẩm là:
Tự công bố sản phẩm là quy trình mà một tổ chức/cá nhân trước khi đưa 01 sản phẩm ra thị trường có trách nhiệm công khai thông tin sản phẩm. Việc công khai thông tin sản phẩm theo quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ, thủ tục đăng ký và tổ chức các nhân tự chịu trách nhiệm đối với thông tin sản phẩm mà mình đã công bố trên bản tự công bố sản phẩm.
2. NHỮNG SẢN PHẨM PHẢI THỰC HIỆN THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ:
Tất cả tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi kinh doanh, lưu thông trên thị trường, đối với các sản phẩm sau:
+ Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
+ Phụ gia thực phẩm
+ Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
+ Dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
+ Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
(Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
3. PHẢI TỰ CÔNG BỐ LẠI SẢN PHẨM KHI THAY ĐỔI NHỮNG NỘI DUNG NÀO?
(Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
*** Tổ chức/cá nhận thực hiện tự công bố lại sản phẩm khi:
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo.
- Đối với các Trường hợp có sự thay đổi khác (ngoài tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo) Tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất kinh doanh ngay khi gửi thông báo.
Như vậy, trong 03 trường hợp có sự thay đổi về: TÊN SẢN PHẨM, XUẤT XỨ, THÀNH PHẦN CẤU TẠO thì doanh nghiệp cần thực hiện tự công bố lại sản phẩm.
4. QUY TRÌNH - THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Xem thêm tại đây
5. QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
- Điều 20, 21, 22 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).
Khi Thay đổi tên doanh nghiệp không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi xử phạt thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:
"Điều 22. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tự công bố lại sản phẩm, đăng ký lại bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo;
b) Không thực hiện thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi sau công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có thông báo nhưng nội dung thông báo không phù hợp nội dung thay đổi của sản phẩm hoặc không có tài liệu phù hợp quy định của pháp luật chứng minh cho sự thay đổi;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và các loại giấy tờ, tài liệu khác;
d) Không thực hiện theo quy định về sang chia, san, chiết trong sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm;
đ) Bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong cơ sở kinh doanh hoá chất dùng cho mục đích khác."
Theo đó tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định
“Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”
Ngoài ra tại khoản 11 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 22. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;
d) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.
đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;
e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này."
Theo đó, trường hợp thay đổi nội dung trên tem nhãn sản phẩm không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm.
Việc thực hiện hồ sơ tự công bố sản phẩm là quy trình, thủ tục quan trọng và bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, để tránh mất thời gian, công sức, chi phí trong việc thực hiện thủ tục này. Quý Khách hàng có thể tham khảo Dịch vụ tư vấn Tự công bố thực phẩm tại Vương Luật.
Là một trong những công ty tư vấn luật có uy tín với đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý giàu kinh nghiệm, Vương Luật là lựa chọn hàng đầu của các khách hàng có nhu cầu Công bố thực phẩm bao gồm các thủ tục liên quan: Công bố và Tự công bố thực phẩm
Miễn phí tư vấn, không phải đi lại
CHI PHÍ TRỌN GÓI KHÔNG PHÁT SINH.
Nhanh Chóng - Chính Xác sau 5 phút tư vấn miễn phí.
Đội ngũ nhân sự chất lượng cao, kỹ năng chuyên môn tố
Có kinh nghiệm tư vấn giải quyết Hồ sơ Công bố khó
KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM TẠI VƯƠNG LUẬT - KHÁCH HÀNG CHỈ CẦN CUNG CẤP
- Thông tin về sản phẩm
- Mẫu nhãn, mẫu nhãn dự thảo.
CÁC DỊCH VỤ KHÁC TẠI VƯƠNG LUẬT
Tư vấn Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm).
Thành lập doanh nghiệp trọn gói
Dịch vụ sở hữu trí tuệ: Tư vấn Bảo hộ nhãn hiệu, Logo; Kiểu dáng công nghiệp; Sáng chế; Giải pháp hữu ích; Đăng ký quyền tác giả.
Tư vấn Đăng ký MÃ SỐ MÃ VẠCH, hướng dẫn tạo mã, quản lý và sử dụng.
Tư vấn Tự Công Bố, Đăng ký Công bố thực phẩm (Thực phẩm thường, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe,...)
Tư vấn ISO
Đăng Ký tư vấn MIỄN PHÍ
Với đội ngũ nhân viên, chuyên viên tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và luôn bám sát nhu cầu khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi tốt nhất từ Vương Luật ...